Ngày 12/10/1994, bà Trần Hiểu Dung ở TP Trùng Khánh đưa con trai 4 tuổi Dương Phán Phán cùng ra chợ bán hàng. Trong lúc mẹ bận bịu, cậu bé tự lang thang đi chơi quanh sạp hàng💧, lúc sau thì mất hút.
Gia đình đã báo công an và tỏa khắp nơi tìm kiếm nhưng không có tung tích. Chồng bà Trần tức gi𓄧ận, đổ lỗi cho vợ, tuyên bố "nếu không tìm thấy con trai đừng về nhà nữa".
Kể từ ngày đó, bà Trần bắt đầu hành trình một mình đi tìꦍm con trai. "Tôi rất tuyệt vọng, thậm chí còn không muốn sống", người phụ nữ hồi tưởng.
Người mẹ dự đoán Dương Phán Phán bị bắt cóc và có thể bị đưa tới ph💯ía Nam. Bà đã tới Phúc Kiến, Quảng Đông tìm kiếm thời gian dài nhưng không có kết quả. Để thuận tiện cho việc tìm con, bà Trần chuyển đến sinh sống ở Quảng Đông, làm công nhân thời vụ tại một nhà máy, có thời gian rảnh lại lên đường tìm con.
Trong phòng khách của bà Trần luôn treo tấm bản đồ Trung Quốc. Mỗi ꩲlần ra ngoài tìm kiếm, người phụ nữ này đều vẽ một vòng tròn ở vị trí tương ứng tỉnh hoặc thà𒁏nh phố trên bản đồ. Kể từ năm 2007 đến nay, 60 vòng tròn đã được vẽ. Dấu chân của người mẹ đã hiện diện khắp Trung Quốc.
"Mỗi khi biết tin có kẻ♓ buôn người bị bắt hoặc ai đó tìm được người thân thành công, tôi lại tìm đến nhà hỏi thăm tin tức", bà nhớ lại. Điện thoại di động của người mẹ này đều mở 24/24h, không bỏ sót bất kỳ thông tin nào về ꦑnhững đứa trẻ bị mất tích tại Trung Quốc.
Bà Trần đã chi rất nhiều tiền để đăng thông báo từ truyền hình cho tới báo giấy, trên các ngã tư đường phố. Suốt quá trình t🎐ìm con, bà gặp nhiều gia đình có hoàn cảnh tương tự. Người phụ nữ này hiểu rằng nỗi đau con mất tích không của riêng mình và đã cố gắng không ngừng nghỉ.
Báo chí Trung Quốc cũnജg đã đưa nhiều tin tức về hành trình tìm con của người mẹ bất hạnh này.
Sau những tháng ngày rong ruổi, ở tuổi 55 sức khỏe của bà Trần dần yếu, khớp chân tay sưng tấy, đi lại khó khăn nhưng người mẹ này chưa bao giờ bỏ cuộc. Ngày 11/5/2024 tin vui đã tới khi bà nhận được cuộc gọi từ cảnh sát thông báo tìm th෴ấy một người có thể là Dương Phán Phán.
Sau khi đối chiếu AไDN, cảnh sát thông báo chàng trai đó chính xác là c෴on trai của bà.
"Ngay khi gặp, tôi biết🧸 đó là Dương Phán Phán bởi sau gáy cậu ấy có một vết sẹo. Đó là đặc điểm nhận dạng của con trai tôi", bà Trần nói. Người mẹ chia sẻ, thời điểm đó bà xúc động đến nỗi tay chân không thể cử động, đầu óc trống rỗng và không biết nên làm gì tiếp theo.
Theo phía cảnh sát, con trai bà Trần sống tại nhà cha mẹ nuôi cách nꦦhà mẹ ruột 10 km. Cậu biết mình không phải con ruột, từng tìm kiếm thông tin về cha mẹ đẻ nhưng không có kết quả.
Dương Phán Phán nói rằng, hồi nhỏ đã sống ở nhiều gia đình khác nhau, cho đến khi được♛ bố mẹ hiện tại nhậ𒈔n nuôi. Cặp vợ chồng này cũng rất yêu quý anh.
Tại buổi đoàn tụ, bà Trần cảm ơn bố mẹ nuôi đã nuôi nấn𒀰g con trai mình. Câu chuyện buồn nhưng đã kết thúc có hậu.
"Mọi năm cứ đến Tết Nguyên đán là tôi lại nằm khóc một mình. Năm nay điều đó không còn lặp lại vì 𓆏con trai đã trở về", Trần Hiểu Dung nói🌼.
Trang Vy (Theo qq)