💎Kiến nghị vừa được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (chủ đầu tư) gửi UBND TP HCM sau khi phân tích các yếu tố khó khăn liên quan tình hình triển khai dự án.
ꦡĐây là công trình cải tạo, phục hồi đường cống thoát nước cũ (dự án SPR) với chiều dài khoảng 2,8 km ở quận 1 và 3, gồm các tuyến: Hai Bà Trưng, Yersin, Cống Quỳnh, Cách Mạng Tháng Tám. Được duyệt năm 2017, dự án có tổng vốn 467 tỷ đồng (20,6 triệu USD), từ nguồn tài trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Dự án được áp dụng công nghệ không đào hở, giúp quá trình thi công không chiếm dụng mặt đường ảnh hưởng giao thông hay chặn dòng gây cản trở thoát nước.
𝐆Lý do đưa ra đề xuất ngưng dự án này, chủ đầu tư cho biết sau 7 năm công trình vẫn chưa thể thi công do vướng mắc thủ tục, hiện chưa chọn được nhà thầu xây lắp. Đến nay, dự án chỉ mới giải ngân được 20% khoản tạm ứng gói thầu tư vấn (6,5 tỷ đồng) cùng chi phí quản lý gần 1,3 tỷ đồng.
💯Do chậm trễ triển khai, dự án cũng đã thay đổi do những biến động về tỷ giá hối đoái, giá nhân công, máy móc, thiết bị... Kinh phí được lập trước đây không còn đủ để thực hiện theo quy mô dự tính. Đồng thời, do đây là dự án dùng vốn vay nước ngoài nên thủ tục điều chỉnh cũng rất phức tạp.
🎀Phân tích thêm về các yếu tố khó khăn khi triển khai, chủ đầu tư cho biết suất đầu tư theo phương pháp trên khá cao, gần 200 tỷ đồng/km. Trong khi dự án đầu tư xây mới hệ thống thoát nước ở Việt Nam, bình quân khoảng 40 tỷ đồng/km với cùng loại đường kính cống. Ngoài ra, công nghệ không đào không hở chưa phổ biến trong nước nên chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức đơn giá để áp dụng. Việc này gây khó khăn khi tổ chức thẩm định, phê duyệt, kiểm toán, thanh toán...
💫Chủ đầu tư cũng dẫn khảo sát của các chuyên gia từ thành phố Osaka năm 2015, hệ thống cống thoát nước tại TP HCM đã xuống cấp (tuổi thọ trên 50 năm) với tổng chiều dài 100 km. Vì vậy sau khi dự án nói trên hoàn thành muốn nhân rộng phương pháp trên sẽ rất khó khăn, nhất là phần kinh phí.
Gia Minh