Rừng núi bạt ngàn𝓰, xe chạy vài cây số mới gặp một bóng người. ﷽Đang chìm đắm trong vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, một áp phích đỏ đập vào mắt tôi: "Toàn dân tích cực tham gia chuyển đổi số".
Tấm biển không làm tôi ngạc nhiên về ngữ nghĩa. Trong công tác tuyên truyền, cơ quan Nhà nước có nhiều khẩu hiệu mang tính kêu gọi toàn dân. Địa phương tôi cư trú còn có chiến dịch "Toàn dân tham gia diệt loăng quăng, bọ gậy". Tôi chỉ h🌺ơi ngạc nhiên về vị trí đặt áp phích. Sự tương phản giữa thông điệp "chuyển đổi số" với quang cảnh trên mây dưới suối làm tôi không khỏi bối rối.
Trong chuyến công tác, tôi gặp A Lủ, người dân tộc Dao, đang kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ (homestay) ở Lai Châu. Thấy tôi đàn hát, A Lủ và vợ lập tức quay video làm nội dungꦑ tiếp thị (content) trên mạng xã hội. Tôi hướng dẫn thêm A Lủ cách tạo địa chỉ doanh nghiệp số trên Google và bán phòng trên các nền tảng trực tuyến của thế giới. "Xưa nay, em và mọi người ở bản đều tự mày mò. Chưa ai dạy em cụ thể như anh", A ꧃Lủ chia sẻ.
Tâm sự của A Lủ khiến tôi nhớ về thời kỳ máy tính và intern🌄et mới bắt đầu thâm nhập các hoạt động kinh tế - xã hội của Việt N🐓am. Tôi đi làm thêm ở một công ty tin học, lúc nào cũng được vợ sếp dặn lau máy tính kỹ vì "trời ẩm nhiều virus". Giám đốc một công ty quốc doanh duyệt lệnh mua phần cứng máy tính với lời phê "đồng ý mua ổ cứng nhất". Năm 1998, một ngân hàng thương mại cổ phần mời tôi tới hướng dẫn thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng. Vì nhiều khách hàng chưa tin vào giao dịch quốc tế qua mạng, và tôi là một trong những người có nhiều giao dịch nhất, ngân hàng nhờ tôi giải thích cho các khách hàng khác cách dùng thẻ và nhận diện rủi ro lừa đảo trên mạng.
Sau gần 30 năm phổ cập internet, vẫn còn khoảng cá🦄ch giữa mục tiêu "toàn dân chuyển đổi số" và kỹ năng, kiến thức công nghệ thông tin của người dân. Không chỉ ở vùng sâu vùng xa, nhiều người trung niên và lớn tuổi ở thành phố đang bị bỏ lại trong công cuộc số hóa. Thế hệ cha mẹ, cô chú, thậm chí nhiều bạn đồng niên của tôi đều "xin hàng" trước ma trận các dịch vụ công online hoặc các giao dịch phức tạp trên mạng. Tôi e rằng "chuyển đổi số", dù là khái niệm đang thịnh hành, đôi khi chưa được hiểu thấu đáo, dẫn tới việc thực hiện còn nhiều bất cập.
Đơn cử như vi🦂ệc khai báo thuế và nộp thuế. Gần đây, tôi bất đắc dĩ đảm nhiệm việc phụ đạo sử dụng phần mềm Etax Mobile cho các thành viên lớn tuổi trong gia đình. Gia đình tôi vừa nhận thông báo nợ thuế vài chục nghìn đồng, thông tin này không chính xác do cơ quan thuế chưa cập nhật dữ liệu, nhưng không có kênh nào để phản hồi. Ngành thuế cũng chưa công nhận hợ🃏p đồng điện tử, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hợp đồng có chữ ký tay và dấu mộc, dù đối tác ở tận nước ngoài.
Trong lĩnh vực dữ liệu dân cư, tới nay, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sử dụng nhà ở vẫn yêu cầu xác nhận thường trú bằng giấy. Nhiều sứ quán nước ngoài yêu cầu công dân Việt Nam cung cấp giấy xác nhận cư trú khi xin thị thực. Người dân phải in mẫu đơn, điền tay, chụp hình gửi lên mạng và đích thân chạy lên phường lấy kết quả. C♑huyển đ🌄ổi số kiểu "đông tây y kết hợp" này khiến người dân vẫn tốn thời gian đi lại và gặp phiền phức khi tiếp xúc trực tiếp với cán bộ công quyền.
Bản chất của chuyển đổi số là ứng dụng các công nghệ tiên tiến như internet, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để thay đổi sâu rộng các hoạt động của xã hội. Ở góc độ quản trị, chuyển đổi số phải gắn với nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện dịch vụ công. Do đó, quy trình và hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động số cần🦩 được hoàn thiện đồng bộ nhằm ứng dụng triệt để công nghệ trong giao dịch hành chính.
Để tránh t🍸ình trạng số hóa nửa vời, việc công nhận tính hợp pháp và giá trị của dữ liệu được số hóa là yếu tố then chốt. Dữ liệu được trích xuất từ các nền tảng số (các hệ thống trực tuyến, cơ sở dữ liệu điện tử, các cô﷽ng cụ phần mềm số) phải được công nhận có giá trị pháp lý tương đương với các dữ liệu truyền thống như giấy tờ hay hồ sơ vật lý. Ngoài ra, chuyển đổi số phải hướng tới việc xóa bỏ các thủ tục rườm rà, ranh giới hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn.
Yếu tố "toàn dân" trong chuyển đổi số chủ yếu nằm ở việc người dân thích nghi, sử dụng thành thạo các công nghệ mới và tham gia các hoạt động số hóa trong đời sống hàng ngày. Điều này không thể chỉ thực hiện nhờ nỗ lực của từng cá nhân mà đòi hỏi Nhà nước phải có các chương trình đào tạo giúp người dân trở thành các công dâ🅰n số. Đặc biệt, bảo vệ dữ liệu cá nhân không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn liên quan đến niềm tin. Người dân được đảm bảo về quyền bảo mật thông tin cá nhân sẽ𓆏 yên tâm hơn khi tham gia các hệ thống trực tuyến của nhà nước.
Áp dụng côn𓂃g nghệ chắc chắn sẽ là xu hướng liên tục trong vận hành xã hội và phát tri💫ển kinh tế. Nhà nước vừa đóng vai trò tiên phong trong chuyển đổi số vừa hỗ trợ người dân nâng cao hiểu biết và kỹ năng sử dụng công nghệ trong các lĩnh vực đời sống cụ thể. Khi đó, chuyển đổi số sẽ không chỉ là khẩu hiệu, mà trở thành thước đo năng lực cạnh tranh quốc gia. Một xã hội kết nối, công bằng, minh bạch và năng động hơn chính là kết quả của chuyển đổi số thành công.
Phạm Hùng Phong